Ngày 15/01/2015
Có thể nói 2014 là năm nở rộ đàm phán
các hiệp định kinh tế quốc tế quan trọng, có lẽ chưa năm nào Việt Nam lại tham
gia đàm phán nhiều và dày đặc như thế. Đáng mứng là các kết quả đàm phán rất khả
quan và nhìn chung theo đúng kế hoạch, lộ trình đã đề ra trước đó.
Hoàn tất đàm phán VKFTA và VCUFTA
Tin vui liên tiếp đến trong các ngày
trung tầm tháng 12/2014 khi mà cả Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA) và Hiệp đinh thương mại tư do Việt Nam – Liên minh hải quan Nga –
Belarus – Kazakhstan (VCUFTA) đều chính thức tuyên bố quá trình đàm phán đã đi
đến hồi kết và dự kiến hiệp định sẽ được ký vào đầu năm 2015.
Sau hơn hai năm với 18 phiên đàm phán
chính thức và cac phiên họp, KVFTA đã thống nhất phạm vi toàn diện, mức độ cam
kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, thong qua các ưu đãi cắt giảm thuế quan, tạo
cơ hội xuất khẩu mới.
Đối với VCUFTA, được khởi động chính
thức từ tháng 3/2013 tại Hà Nội, VCUFTA đã qua 8 vòng đàm phán với nỗ lực của cả
hai bên nhằm đạt được lợi ích chung cho các nước tham gia đàm phán và hướng nhiều
hơn tới doanh nghiệp.
TPP sẽ ký vào nửa đầu năm 2015
Không tính những cuộc đàm phán song
phương, đột xuất hay mang tính bổ sung, năm 2014, Việt Nam trưởng đoàn đàm phán
và các nhóm đàm phán về từng lĩnh vực cụ thể, để giải quyết các vấn đề còn tồn
đọng, đảm bảo đúng tiến dộ đàm phán hiệp định. Đó là các cuộc họp cấp bộ trưởng
tại Singapore vào tháng 2 và tháng 5, và tại Hà Nội vào tháng 9/2014.
Tại phiên đàm phán diễn ra tại Hoa Kỳ
từ ngày 8-14/12, các bên đã tích cực giải quyết những khúc mắc, tồn đọng cuối
cùng, chủ yếu rơi vào các lĩnh vực nhạy cảm cần thảo luận sâu, để có thể kết
thúc đàm phán sớm nhất.
Dự kiến, các phiên đàm phán tới sẽ tiếp
tục tập trung vào mục tiêu đạt được gói cam kết mở cửa thị trường tiêu chuẩn
cao, đảm bảo việc tiếp cận thị trường hàng hóa giữa các nước TPP một cách toàn
diện, thực chất và gỡ bỏ hạn chế với nhiều lĩnh vực. Các chuyên gia tin rằng, với
nỗ lực của các đoàn đàm phán, TPP có thể ký kết trong nửa đầu năm 2015.
Theo Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về
TPP Trần Quốc Khánh, quan điểm chung của các nước là không có hiệp định sẽ tốt
hơn là có một hiệp định tồi. Khi tham gia vào TPP, Việt Nam cũng như các nước
đã đặt ra các lợi ích và nghĩa vu của từng quốc gia và đều thống nhất, chỉ khi
nào các bên đều có được sự cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lúc đó TPP mới
có thể kết thúc đàm phán. Việt Nam cũng như các nước không sẵn sàng hy sinh quyền
lợi chỉ để đáp ứng một thời hạn nào đó.
EVFTA và FTA Việt Nam – EFTA đang ở giai đoạn “nước rút”
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam – EU (EVFTA) đã được hai bên tích cực đàm phán nhằm sớm đi đến kết thúc và
ký kết trong nửa đầu năm 2015. Trải qua 10 vòng đàm phán với 4 chương gồm
thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và doanh nghiệp nhà nước, hai bên đã thống
nhất được nhiều nội dung quan trọng, chỉ còn một và điểm, trước khi chính thức
kết thúc đàm phán.
EVFTA được ký kết sẽ cho phép hàng
hóa của Việt Nam được loại bỏ thuế quan đối với hơn 90 dòng thuế. Các ngành có
khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA bao gồm: dệt may, giày dép, chế biến thực
phẩm…Dự kiến, sau khi EVFTA được ký kết, xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng
từ 30-40% và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng từ 20-25%.
Về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và khối thương mại tự do Châu Âu (gồm các nước Iceland, Liechtenstein, Na
Uy và Thụy Sĩ) phiên đàm phán thứ 10 vừa diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) là phiên
đàm phán cuối cùng trong năm nay phiên kế tiếp sẽ tiến hành vào trung tuần
tháng 1/2015 tại Việt Nam.
Hiện hai bên đã tiến hành đàm phán
khá toàn diện các nội dung của hiệp định và đạt được một số bước tiến trong các
lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, trong đàm phán chung
cũng như đàm phán song phương giữa Việt Nam và từng nước thành viên EFTA về mở
cửa thị trường hàng hóa, các bên đã thể hiện thiện chí và thống nhất các tiêu
chí mở cửa thị trường ở mức cao nhất có thể. Đây là cơ sở để sớm kết thúc đàm
phán về mở cửa thị trường hàng hóa.
Nguồn: Kinh tế Việt Nam- Số 1-1/2015
Công ty Cruiser & Co.