Ngày 19/12/2014
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm mười
hai quốc gia thành viên là Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Australia, New
Zealand, Malaysia, Singapore, Brunei, Việt Nam và Nhật Bản sẽ tạo ra một khu vực
thương mại tự do lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, việc thực hiện
các cam kêt bình đẳng, không phân biệt đối xử trên nguyên tắc “Có đi có lại” là
những bất lợi không hề nhỏ do Việt Nam được coi là nước kém phát triển nhất
trong số 12 quốc gia thành viên của TPP.
Có rất nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau đánh giá những thuận
lợi và khó khăn chồng chất khi Việt Nam gia nhập TPP, như sẽ có thêm nhiều cơ hội
để Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới (Toàn cầu hóa), cơ hội đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu, tạo quan hệ thương mại cân bằng, phát huy được những
ngành có thế mạnh trong nước, giảm chi phí đầu vào…nhưng sẽ kéo theo sự cạnh
tranh khốc liệt, điều chỉnh hệ thống pháp luật, tư duy và năng lực quản lý…
TPP đã trải qua 20 phiên đàm phán chính thức và còn 20 lĩnh vực
vấn đang được đàm phán thêm, nhưng về cơ bản đã thống nhất việc mở cửa thị trường
hàng hóa, quy tắc xuất xứ, cung ứng dịch vụ qua biên giới, dịch vụ tài chính,
thương mại điện tử, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, lao động, môi
trường, doanh nghiệp nhà nước. Các bên đang rất nỗ lực để đạt mục tiêu kết thúc
đàm phán vào đầu năm 2015.
Công ty Cruiser & Co