Tại sao công tác “Thu hồi nợ” diễn ra rất chậm?

Ngày 19/12/2014

 

Tại sao công tác “Thu hồi nợ” diễn ra rất chậm?

 

Ông Trường Văn Phước- Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tái chính quốc gia cho biết hiện tại lượng hồ sơ liên quan đến xử lý nợ xấu được gửi đưa ra Tòa án để giải quyết rất nhiều. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC cho biết hiện tại có trên 300 trường hợp với giá trị lớn đang được giải quyết tại Tòa án. Theo ông Hùng, để thu hồi các khoản nợ xấu, các Ngân hàng đều phải khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, với thủ tục giải quyết vụ án mất nhiều thời gian nên tốc độ thu hồi nợ trên thực tế đã rất chậm.

 

Một Luật sư có tiếng trong ngành Ngân hàng cho biết thủ tục để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện nay rất phức tạp. Để xử lý tài sản bảo đảm, đòi hỏi phải có sự đồng thuận của khách hàng và các cơ quan, ban ngành liên quan. Đó là chưa kể, khi khởi kiện vụ án tại Tòa án, thì quá trình thụ lý hồ sơ cũng rất phức tạp và chậm trễ, gây tốn kém. Theo Luật sư này, thời gian giải quyết mỗi hồ sơ nợ xấu chí ít cũng phải mất vài ba năm, cá biệt có hồ sơ kéo dài đến 5 năm mà vẫn chưa được xử lý xong.

 

Theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2011, thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm chỉ là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, các Tòa án thường xuyên kéo dài thời gian kiểm tra hồ sơ vụ án trước khi thụ lý vụ án cũng như thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm, mà không có cơ chế để Người nộp đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết sớm hoặc đơn giản là giải quyết đúng thời hạn luật định.

 

Công ty Cruiser & Co.