Kinh nghiệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên thế giới
Mặc dù Việt Nam có rất nhiều đặc sản
đặc trưng cho mỗi vùng miền, song thực tế các sản vật được gắn chỉ dẫn địa lý vẫn
chưa được đánh giá, bảo hộ, quản lý và khai thác đúng với những giá trị của nó.
Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, như: Mỹ, Pháp…sẽ góp
phần quan trọng trong việc triển khai bảo hộ, quản lý và khai thác các chỉ dẫn
địa lý của Việt Nam.
Kinh nghiệm quốc tế
Mỹ
Hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Mỹ
sử dụng cấu trúc bảo hộ nhãn hiệu đã có sẵn trước đó và cho phép bất kỳ ai cũng
có thể phản đối hoặc hủy bỏ một chỉ dẫn địa ý đã đăng kỳ nếu cho rằng họ sẽ bị
thiệt hại do việc đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn đia lý đó. Cục Patent và Nhãn hiệu
Hoa kỳ (USPTO) là cơ quan tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký cả nhãn hiệu lẫn chỉ dẫn
địa lý.
Luật của Mỹ không bảo hộ các tên địa
dannh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh đã trở thành tên
chung của hàng hóa và dịch vụ. Một tên địa danh hoặc dấu hiệu chỉ địa danh được
coi là tên chung nếu nó đã được sử dụng rộng rãi đến mức người tiêu dùng xem nó
như chỉ về một chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ hơn là chỉ về nguồn gốc địa lý.
Ví dụ, “Danish pastry” (bột bánh Đan Mạch) hoặc “Thai massage” (mát-sa Thái).
Nhiều nước khác cũng không bảo hộ các chỉ dẫn mang nghĩa chung vì cho rằng,
chúng không có khả nưng phân biệt nguồn gốc kinh doanh cụ thể.
Luật Nhãn hiệu của Mỹ phân thành hai
dạng: nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu chứng nhận là bất kỳ
một từ, tên gọi, biểu tượng hoặc hình ảnh đươc một bên hoặc nhiều bên không phải
là chủ nhãn hiệu sử dụng để chứng nhận một khía cạnh nào đó về sản phẩm, dịch vụ
của mình.
Có 3 loại nhãn hiệu chứng nhận được sử
dụng đẻ chỉ: i) nguồn gốc của vùng địa lý hay nguồn gốc khác; ii) nguyên liệu,
cách thức sản xuất, chất lượng, độ chính xác hoặc các đặc tính khác của sản phẩm,
dịch vụ; iii) việc thực hiện sản phẩm, dịch vụ được tiến hành bởi một thành iên
của một hiệp hội hoặc một tổ chức khác.
Có hai loại nhãn hiệu tập tại Mỹ: i)
nhãn hiệu hàng hóa tập thể và nhãn hiệu dịch vụ tập thể; ii) nhãn hiệu thành
viên tập thể. Nhãn hiệu hàng hóa tập thể và nhãn hiệu dịch vụ tập thể chỉ nguồn
gốc thương mại của hàng hóa hoặc dịch vụ như chính các nhãn hiệu “thông thường”
thưc hiện, nhưng vì là nhãn hiệu tập thể, nên chúng chỉ nguồn gốc của một tập
thể hơn là nguồn gốc của một thành viên riêng biệt. Tất cả các thành viên của tập
thể này đều sử dụng nhãn hiệu nên không một thành viên nào có thể sở hữu riêng
nhãn hiệu, chỉ có tổ chức tập thể được giữ quyền quản lý nhãn hiệu nhằm phục vụ
lợi ích chúng của tất cả các thành viên. Một tập thể của những người bán sản phẩm
nông nghiệp là một ví dụ của một tổ chức tập thể, tổ chức này không bán hàng
hóa hoặc cung cấp dịch vụ của riêng mình, nhưng lại xúc tiến việc bán hàng hóa
và cung cấp dịch vụ của các thành viên.
Ngoài ra, theo hệ thống Luật của Mỹ,
một chỉ dẫn địa lý cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu thông thường. Luật
Nhãn hiệu Mỹ quy định, một tên địa danh hay một dấu hiệu mang tính địa lý thì
không được chấp nhận bảo hộ làm nhãn hiệu nếu chúng mang tính mô tả về vùng địa
lý hoặc làm hiểu sai lệch về xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Pháp
Pháp là quốc gia có hệ thống bảo hộ
chỉ dẫn địa lý khá hoàn thiện. Nước này hiện có khoảng 580 sản phẩm (chủ yếu là
nông sản và thưc phẩm) mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ và trong đó có 12.000 cơ
sở sản xuất nông nghiệp tham gia sản xuất các sản phẩm trên. Hàng năm, sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý đạt doanh thu ròng là 19 tỷ Euro, chiếm 15% doanh thu của
toàn ngành thực phẩm. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xuất khẩu chiếm 30% tổng
số sản phẩm của toàn ngành thực phẩm. Điều này cho thấy giá trị kinh tế lớn mà
chỉ dẫn địa lý mang lại cho các sản phẩm nông nghiệp của Pháp.
Có được thành công đó là do hoạt động
bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Pháp được kiểm soát chặt chẽ: tự quản lý, quản lý nội
bộ, quản lý ngoại vi. Việc tự quản lý tại các cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo không
chỉ danh tiếng chung của chỉ dẫn địa lý, mà còn cả danh tiếng cá nhân cho các hộ
sản xuất, tạo lợi thể cạnh tranh cho sản phẩm so với chính các sản phẩm cùng loại
trong khu vực. Các cơ sở sản xuất phải tuân theo Quy trình sản xuất có kiểm
soát đã được quy định trong hồ sơ đăng bạ mới được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý.
Việc quản lý nội bộ được thực hiện bởi
tổ chức tập thể các nhà sản xuất địa phương. Tổ chức này có nhiệm vụ tiến hành
kiểm tra về nguồn gốc nguyên liệu; định hướng, kiểm tra, giám sát về sản xuất,
chế biến và chất lượng sản phẩm; xác nhận cho sản phẩm mang chỉ dẫn dẫn địa lý
được bảo hộ; giám sát việc tuân thủ các quy định trong sản xuất, chế biến; kiểm
soát việc chuyển nhượng quyền sử dụng giữa hộ sản xuất và hộ chế biến, hộ
thương mại. Trong đó, việc cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các nhà sản xuất
là công việc quản trọng, được tiến hành ngay khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký chỉ dẫn
địa lý.
Một số tổ chức tập thể quản lý chỉ dẫn
địa lý của Pháp, như: Liên ngành rượu Cognac, Hiệp hội các nhà sản xuất Rượu
Bordeaux, Hiệp hội Pho mát Le Banon, Hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh
pho mát Comté…đều do các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý tự lập nên với chức năng đại diện cho các nhà sản xuất, kinh doanh là thành
viên hiệp hội. Các tổ chức tập thể này có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động chặt
chẽ, luôn thể hiện đầy đủ vai trò là người đại diện cho các chủ thể sản xuất,
kinh doanh để họ có thể khai thác chỉ dẫn địa lý một cách hiệu quả nhất. Cơ cấu
tổ chức và phương thức hoạt động của hiệp hội phải bảo đảm mục tiêu quản lý có
hiệu quả chỉ dẫn địa lý thay vì việc tạo ra một thể chế mang tính hành chính, tạo
thêm gánh nặng cho những người có quyền sử dụng đối tượng này.
Hoạt động quản lý ngoại vi tập trung
vào khâu lưu thông và khai thác thương mại các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm
phát hiện ra hàng giả hoặc không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Việc quản
lý ngoại vi trước kia thường do các tổ chức công thực hiện, như: Viện Quốc gia
về xuất xứ và chất lượng (là cơ quan đầu mối, có chức năng quản lý bên ngài đối
với tất cả các chỉ dẫn địa lý, trao quyền sử dụng và quyết định khả năng sử dụng
chỉ dẫn địa lý), Hải quan (quản lý số lượng và các thống kê ngoại thương)…Tuy
nhiên, từ năng 2006, Pháp cho phép các tổ chức tư nhaan được Cơ quan quốc gia về
xuất xứ và chất lượng chứng nhận đủ thẩm quyền thực hiện việc quan lý ngoại vi.
Thực trạng ở Việt Nam
Là một quốc gia có nền nông nghiệp
truyền thống, Việt Nam có nhiều sản phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc
thù và có giá trị kinh tế cao gắn với các địa danh cụ thể. Để phát triển những
sản phẩm đặc sản gắn với địa danh, trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng được
một hành lang pháp lý và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho các địa phương
trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản ở trong nước.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
chỉ dẫn địa lý thuôc quyền sở hữu của Nhà nước, vì vậy, Nhà nước có thể trực tiếp
thực hiện quyền quản lý thông qua các cơ quan chức năng, như: Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ…hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn đia
lý cho các tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Luật Sở hữu trí tuệ). Đó có thể UBND cấp tỉnh, thành
phố trực Trung ương nơi có vùng địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý hoặc cơ
quan được UBND cấp tỉnh xác định và trao quyền quản lý.
Tính đến hết năm 2013, ở Việt Nam có
40 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có 6 chỉ dẫn địa lý mới được bảo
hộ, gồm: mật ong bạc hà Mèo Vạc, bưởi Năm Roi Bình Minh, bưởi Luận Văn, Chả mực
Hạ Long muối Bạc Liệu và mai vàng Yên Tử. Đây là những sản phẩm nổi tiếng, đặc
trưng của các địa phương: Hà Giang, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Bạc Liệu và Quảng
Ninh. Có thể nói, các sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
không chỉ đa dạng về loại hình sản phẩm (hoa, quả, thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng),
mà còn có tính đại diện cho các cùng miền trên khắp cả nước: từ miền núi phía Bắc
(Hà Giang), Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh) tới Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa) cho đến cả Đồng
bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, Bạc Liệu). Trong đó, có nước mắm Phú Quốc được đăng
ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường châu Âu. Điều này mang lại các giá trị
kinh tế và cả ý nghĩa chính trị to lớn cho Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói
riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế các chỉ dẫn địa
lý của Việt Nam thường được giao bảo tồn, phát triển và sử dụng cho một tổ chức,
cơ quan ở địa phương. Các chỉ dẫn địa lý được khai thác và giám sát lỏng lẻo
khiến cho nạn giả nhái các chỉ dẫn địa lý diễn ra ở nhiều nơi. Cũng đã có những
bài học về các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài. Sự việc “Cà
phê Buôn Ma Thuột” bị đăng ký và dùng tại thị trường Trung Quốc vào năm 2011 là
một ví dụ. Sau sự việc đó, các cơ quan chức năng tinh Đắk Lắk và Trung ương đã rất vất vả để đưa chỉ dẫn địa
lý này về đúng “chỗ” của nó.
Chưa có cơ quan kiểm soát bên ngoài
chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Cơ quan quản lý nhà nước vừa là Chủ thể
quản lý, kiểm soát chất lượng đồng thời thực hiện cả những hoạt động như tổ chức
tập thể dẫn đến tình trạng không phân biệt hoạt động kiểm soát nội bộ và kiểm
soát ngoại vi chất lượng sản phẩm.
Một trong những khó khăn trong việc bảo
hộ ở Việt Nam hiện nay là tập hợp được những nhà sản xuất lại với nhau. Không ít
nhà sản xuất hay nông dân do không hiểu hết giá trị của bảo hộ mang lại nên đã
không hợp tác tích cực, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến
việc hình thành các sản phẩm mang đăc trưng riêng của một vùng.
Bên cạnh đó, các chỉ dẫn địa lý ở Việt
Nam tuy có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng việc đăng ký à bảo hộ ở nước ngoài
lại rất vướng do thiếu đầu tư kinh phí. Thêm vào đó, chiến lược xây dựng phát
triển bền vững ở thị trường nước ngoài cũng gần như bị bỏ ngỏ.
Một trong những khó khăn trong việc bảo
hộ ở Việt Nạm hiện ny là tập hợp được những nhà sản xuất lại với nhau. Không ít
nhà sản xuất hay nông dân do không hiểu hết giá trị của bảo hộ mang lại nên đã
không hợp tác tích cực, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến
việc hình thành các sản phẩm mang đặc riêng của một vùng.
Bên cạnh đó, các chỉ dẫn địa lý ở Việt
Nam tuy có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng việc đăng ký và bảo hộ ở nước ngoài
lại rất vươgn do thiếu đầut ư kinh phí. Thêm vào đó, chiến lược xây dựng phát
triển bền vững ở thị trưởng nước ngoài cũng gần như bị bỏ ngỏ.
Đê xuất giải pháp
Một là, tăng cường khâu quản lý, kiểm soát
về chất lượng đối với các sản phẩm, dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý. Có sự phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan thẩm quyền từ quản lý thị trường, quản lý sản xuất, đến
phòng chống các loại hàng giả, hàng nhái và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin cho các
đơn vị quản lý thuộc Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo thường xuyên cập nhật thông
tin về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm,
góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho mỗi sản phẩm, dịch vụ gắn với
chỉ dẫn địa lý.
Hai là, huy động tối đa sức mạnh của các tổ
chức, cá nhân liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Mặc dù chỉ dẫn địa lý thuộc
sở hữu nhà nước, nhưng việc sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý thuộc về các cá
nhân và tổ chức liên quan của khu vực địa lý. Vì vậy, thành phần tham gia tổ chức
tập thể cần có đại diện của không chỉ những cơ sở sản xuất, mà nên có đại diện
của cả các hộ kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các tổ chức và cá nhân trong chuỗi hoạt động liên quan đến
quản lý chỉ dẫn địa lý.
Ba là, đẩy mạnh triển khai các hoạt động
trong khuôn khổ các thỏa thuận chương trình, dự án hợp tác song phương và đa phương
về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã ký kết, như: Hiệp hội các quốc Đông Nam Á (ASEAN),
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á- Thái Bình
Dương (APEC)…tăng cường mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ
ở cấp độ đa phương và song phương nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của toàn
bộ hệ thống sở hữu trí tsuệ của Việt Nam.
Nguồn: Tác giả-Vũ Tuấn Hưng, Báo Kinh tế và Dự báo, số 23Tháng 12/2014
Title: Vu Tuan Hung: Experience in the protection of geographical indications in the word.
Công ty Cruiser & Co